Kinh tế thế giới ảm đạm, vàng tăng giá 6/2022

Tác động của sụt giảm kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ – Trung công bố những số liệu kinh tế ảm đạm đã tạo đà cho vàng tăng giá, giới đầu tư tìm đến kênh trú ẩn tài sản là vàng.

Trải qua nhiều năm bùng phát, đến thời điểm hiện tại dịch bệnh vẫn đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Hai cường quốc kinh tế lớn là Mỹ – Trung đã chịu nhiều tác động khi liên tiếp công bố những số liệu kinh tế ảm đạm. Điều này vô tình trở thành yếu tố hỗ trợ vàng khiến giá của kim loại quý này trên thế giới tăng. Vậy giá vàng thế giới đã có những chuyển biến như thế nào? Giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng SJC và DOJI có chịu sự ảnh hưởng này không?

Giới đầu tư tìm nơi trú ẩn tài sản là vàng

Nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng vẫn đang trong tình trạng tăng trưởng chậm, ghi nhận các chỉ số kinh tế có phần ảm đạm, trong đó nổi bật là hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Trong một báo cáo vừa được công bố, công ty cung cấp dữ liệu việc làm Automatic Data Processing Inc. (ADP) cho biết, trong tháng 4 khu vực tư nhân Mỹ ghi nhận 20,2 triệu người thất nghiệp. Còn trong tuần vừa qua, có thêm khoảng 3 triệu người Mỹ nộp đơn xin bảo hộ thấp nghiệp, nâng tổng số người mất việc tại quốc gia này lên hơn 33 triệu người. Đây được xem là một lời nhắc nhở nghiêm túc về tình trạng kinh tế của Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh và lệnh phong tỏa đang được áp dụng. Còn tại Trung Quốc, chỉ số quản trị mua hàng lĩnh vực dịch vụ trong tháng 4 vẫn ở mức thấp với 44,4 điểm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang suy giảm.

Xem thêm: Giá vàng trong nước và quốc tế hôm nay tiếp tục giảm

Căng thẳng Mỹ – Trung tăng nhiệt trở lại, cộng thêm việc hai cường quốc này công bố các chỉ số kinh tế u ám đã trở thành yếu tố hỗ trợ giá vàng thế giới tăng cao, vững chắc quanh ngưỡng 1.700 USD/ounce. Giá có thời điểm chạm 1.722 USD – cao nhất kể từ cuối năm 2012. Đến sáng ngày 13/6/2022, giá vàng thế giới hiện giao dịch quanh mức 1.712 USD/ounce.

Trong vài ngày qua, thị trường vàng chịu áp lực khá lớn đến từ các yếu tố khác như việc SPDR Gold Trust – quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới đã tăng 0,4% lên 1.076,39 tấn vào thứ Ba – mức cao nhất kể từ tháng 4/2013. Trước đó thị trường vàng lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ thông báo số lượng vàng nhập khẩu trong tháng 4 giảm tới 99% so với tháng 3, tuy nhiên thông tin này vẫn không khiến giá vàng có dấu hiệu sụt giảm.

Một số chuyên gia nhận định, giá vàng thế giới tăng do giới đầu tư tìm nơi trú ẩn ở kim loại quý này trong khi kinh tế thế giới vẫn chưa biết khi nào hồi phục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh giá, nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung có khả năng phục hồi vào nửa cuối năm 2022, nhưng tăng trưởng được dự báo sẽ chậm. Đây là yếu tố khiến dòng tiền vẫn khá thận trọng khi đầu tư vào các lĩnh vực khác và vàng vẫn được lựa chọn là nơi trú ẩn an toàn.

Đại diện quỹ đầu tư VanEck dự báo, vàng sẽ chạm ngưỡng 2.000 USD trong 12 tháng tới khi kinh tế thế giới đang đi vào thời kỳ suy thoái mà chưa biết sẽ hồi phục trở lại lúc nào. Đồng quan điểm, CEO của Celsius Network cho rằng, vàng sẽ trở thành kênh trú bão và giá sẽ lên mức cao hơn trong thời gian tới.

Diễn biến giá vàng thế giới các phiên giao dịch gần đây (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Diễn biến giá vàng thế giới các phiên giao dịch gần đây (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Còn theo Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường tại RJO Futures, một yếu tố nữa khiến giá vàng tăng vọt là do nhà đầu tư giao dịch trước, đặc biệt là việc giới đầu tư có xu hướng canh mua vàng mỗi khi giá xuống thấp sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump lật lại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Như vậy, trong bối cảnh có nhiều yếu tố hỗ trợ, giới chuyên gia nhận định vàng có thể đã chuẩn bị xong cho một đợt tăng mạnh khi việc nới lỏng tiền tệ toàn cầu có thể sẽ mạnh hơn nữa.

Giá vàng trong nước sát mốc 48 triệu đồng/lượng

Cùng với sự tăng giá của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng bật tăng khoảng 200.000 – 350.000 đồng/lượng, theo ghi nhận vào sáng ngày 13/6/2022.

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ, cập nhật giá vàng SJC đồng loạt tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Còn tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 220.000 đồng/lượng (chiều mua vào) và 350.000 đồng/lượng (chiều bán ra) so với chốt phiên giao dịch vào chiều 13/6/2022.

Xem thêm: Giá vàng mua vào hiện nay là bao nhiêu?

Hiện tại, giá vàng miếng SJC ở mốc 47,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,47 triệu đồng/lượng (bán ra).

Vàng trong nước tăng giá theo đà tăng của thế giới

Vàng trong nước tăng giá theo đà tăng của thế giới

Ngoài ra, trong phiên giao dịch ngày 13/6, vàng nữ trang SJC 14K, 18K, 24K cũng đồng loạt tăng giá từ 146.000 – 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Ở cùng thời điểm cập nhật giá vàng Doji đứng ở mức 47,95 – 48,28 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Đánh giá chung cho thấy, giá vàng trong nước hai ngày qua vẫn chịu những tác động từ giá vàng thế giới. Phiên giao dịch hôm qua (12/6), giá vàng đồng loạt giảm từ 70.000 đến 250.000 đồng/lượng, nhiều thương hiệu còn nới rộng mức chênh lệch mua bán lên cao. Điều này phù hợp với bối cảnh giá vàng thế giới phiên lao dốc khi mất 22 USD/ounce vào đêm. Để hiểu thêm về giá bán vàng một cách tổng thể, người dùng có thể tham khảo về giá vàng trong nước và quốc tế hôm nay khi nghiên cứu về thị trường vàng.

Vàng là kim loại quý được nhiều người lựa chọn làm công cụ trú ẩn tài sản, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giá vàng biến đổi từng ngày cho nên trước khi đưa ra quyết định mua hoặc đầu tư vàng, mỗi người nên cập nhật giá vàng hôm nay để nắm được những biến động nhất định, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp. Trên đây là những nhận định đánh giá khách quan mà các bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin cho mình.